Posts

Showing posts from October, 2017

TỰ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE P2

Image
Trong phần 2 này và ở các phần tiếp theo, mình sẽ phân tích các ví dụ để mọi người hiểu được cách nối các triệu chứng và đưa ra kết quả tự đánh giá sức khỏe bản thân.  Những ai chưa đọc cách làm thì vui lòng mở lại bài  TỰ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE P1  để xem lại từng bước nhé.  Ví dụ 2: Một phụ nữ 51 tuổi.  Đây là những triệu chứng mà cô liệt kê: - Làm việc theo ca không cố định - Khó ngủ - Thèm đồ ngọt - Cổ gáy cứng - Không có cảm giác thỏa mãn sau khi ăn - Tiền tiểu đường - Dị ứng - Ngưng thở khi ngủ/ngủ ngáy - Chướng bụng - Táo bón - Khó tiêu - Ợ chua, trào ngược axit - Không chịu được áp lực, dễ nổi cáu/bực mình - Vitamin D thấp - Chân mỏi nhanh khi leo dốc/leo cầu thang - Viêm loét dạ dày (đã từng) - Thường xuyên suy nghĩ quá nhiều Trường hợp này, ta nhận thấy nổi bật là các triệu chứng của một tuyến thượng thận không hề tốt. Đặc biệt thể hiện qua các triệu chứng liên quan đến STRESS . Như vậy suy luận (1) - tuyến thượng thận ...

CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE P1

Image
Một việc nhất quyết phải làm trước khi giảm béo hoặc điều trị bệnh là phải biết chính xác vấn đề của mình nằm ở chỗ nào. Trong bài này, tớ sẽ chỉ cho các bạn biết cách tự đánh giá sức khỏe của bản thân một cách chi tiết. Toàn bộ nội dung này là do tớ học của một bác sĩ người Mĩ tại Virginia. Chúng ta hãy bắt đầu và các bạn đừng quên lấy giấy bút để note lại những điều cơ bản nhé.  Đánh giá sức khỏe là gì? Đó là việc tập hợp mọi thông tin có được của một người để sắp xếp, nghiên cứu và tìm ra kết quả . Kết quả mong muốn là tìm ra nguyên nhân & lý do thật sự dẫn đến sức khỏe hiện tại của người đó.  Các bạn có thể hỏi là như thế thì khác gì đi khám bác sĩ nhưng hoàn toàn không đúng. Việc đánh giá sức khỏe KHÔNG được dạy trong trường Y hiện đại, thậm chí cả những trường dạy theo trường phái alternative. Tức là sao nhỉ?  Cái mà đại đa số bác sĩ làm hiện nay là họ nhìn vào các "triệu chứng" và sau đó đưa cho bạn cách điều trị - có thể là 1 loại thuốc nào...

CƯỜNG và SUY các tuyến trong cơ thể

Image
Chào các bạn, Đây là một trong các bài viết tiền đề về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Hãy nhìn xung quanh xem, không phải ai cũng béo một kiểu giống nhau và vì những nguyên nhân giống nhau. Bạn có biết mỗi kiểu béo đó lại thường liên quan đến 1 chức năng nội tiết nào đó của cơ thể? Ví dụ như người béo toàn thân, khó giảm thì thường do tuyến giáp; người béo hông và đùi thường do tuyến buồng trứng...Có 2 trường hợp dẫn đến các tuyến này hoạt động không bình thường đó là CƯỜNG hoặc SUY. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ về sự CƯỜNG và SUY của các tuyến trong cơ thể và nguyên nhân căn bản gây ra nó.  Trước hết, hay xem tuyến là gì? Tuyến (gland) là một tổ chức trong cơ thể, khác với nội tạng (organ) ở chỗ tuyến sản xuất hormone còn nội tạng thì không, chỉ trừ GAN. Gan là nội tạng nhưng có thể sản xuất ra hormone. Hormone là gì? Hormone hay nội tiết tố là một chất đóng vai trò liên lạc, được tạo ra và truyền đi trong đường máu. Cơ quan tạo ra hormone là các tuyế...

FOOD | Hạt chia kỳ diệu

Image
Chuyên mục thực phẩm thân thiện với KETO hôm nay, Caulidle xin được chia sẻ về những lợi ích tuyệt vời của hạt chia. Chứa axit béo thiết yếu . Điểm này khá tương đồng với hạt lanh (flaxseed). Axit béo thiết yếu là thành phần giúp xây dựng nên màng tế bào, bào quan (điều khiển chức năng tế bào - như chính phủ ấy)...Ngoài ra, hạt chia: Giàu Omega-3 hơn cả cá hồi.  Lượng canxi gấp 5 lần sữa Giàu chất xơ Giàu vitamin nhóm B trong đó có B1, B2, B3. B3 chính là niacin - một vitamin tuyệt vời tối quan trọng cho người tiểu đường và người kháng insulin.  Chứa Boron (chính là nguyên tố hóa học tên Bo) - giúp canxi làm xương chắc khỏe. Bạn có thể đọc thêm tại link này  Vai trò của Boron đối với xương và não bộ Chứa một loại chất béo có tên Polyunsaturated Fatty Acids (Axit béo không bão hòa đa), có tác dụng ion hóa nguyên tử canxi, cho phép canxi đi vào trong tế bào sâu hơn. Ở dưới mình sẽ nói điều này quan trọng thế nào.  Giàu protein. Chỉ 1 oz hạt chia (= 2 muỗng, =...

Tiểu đường phần 2 - Nên ăn những gì?

Image
Phần 2 trong series về bệnh tiểu đường - ĂN GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG? Đương nhiên các bạn đọc Caulidle quen rồi sẽ biết, không bao giờ (hoặc rất hiếm khi) tớ khuyên nên ăn gì, nên làm gì mà không trả lời câu hỏi TẠI SAO trước. Thế nên, trước khi đến phần nên ăn gì khi tiểu đường/tiền tiểu đường, tớ sẽ giải thích về mối quan hệ của ĐƯỜNG và căn bệnh chúng ta đang phải đối mặt này. Đầu tiên là hiệu ứng của ĐƯỜNG đối với cơ thể: * Đường không phải chỉ đường kính mà còn nhiều thứ khác - đường ẩn. Nếu chưa biết, bạn phải đọc xem đâu là đường trước tại đây:   ĐƯỜNG có trong thực phẩm nào? 1. Đường nạp vào cơ thể làm tăng một loại hormone mang tên insulin . Insulin có vai trò làm giảm đường đó trong máu xuống. Insulin làm gì với chỗ đường đó? Nếu không tiêu hao ngay làm năng lượng, nó sẽ đem chúng vào kho chứa, gồm 2 loại kho - glycogen và MỠ . Glycogen đơn giản là chuỗi glucose ở gan, ở các bó cơ - là nguồn trữ nhỏ, tạm thời và tiện dụng nhưng lại ít.  Mỡ ngược lại, ...

FOOD | Quả bơ thần thánh

Image
Chào cả nhà thân yêu của Caulidle, Hôm nay mình sẽ có một bài viết cực ngắn về quả bơ, sự thần thánh của nó và tại sao BƠ lại cực kỳ tuyệt vời cho chế độ ăn KETO & IF. Điều đầu tiên phải nói là....TỚ YÊU QUẢ BƠ!!! Và nếu không vì giá nó hơi chát thì ngày nào cũng ăn đẫy mồm luôn ;) Quả bơ (Avocado) có bộ hồ sơ hợp 100% với chế độ ăn Keto vì nó high fat, low carb và gần như không có tẹo đường nào. Nhưng đâu chỉ có thế, hãy xem này: ✅ Lượng kali gấp đôi chuối: 800mg trên 1 cup (khoảng 150g). Mỗi ngày, đặc biệt ai kháng insulin thì lượng kali cần cho cơ thể phải khoảng 4700mg. ✅ Giàu vitamin C, vitamin K, vitamin E và cả tiền vitamin A (carotenoids) - sau khi vào cơ thể sẽ chuyển thành retinol là dạng hoạt tính của vitamin A. Tại sao điều này lại đặc biệt? Vì quả bơ có nhiều fat nên trong nó có nhiều vitamin tan trong dầu (K, E, A) và cơ thể mới hấp thụ được những vitamin đó. ✅ Chứa nhiều Magie: một trong những chất điện giải có tác dụng làm cơ thể giải tỏa s...

Tiểu đường P1 - 2 điều quan trọng nhất

Image
Xin chào các bạn của Caulidle,  Vì có rất nhiều bạn quan tâm đến vấn đề về bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường & kháng insulin nên mình sẽ xây dựng chuỗi bài cho phần này. Trước khi bắt đầu vào bài thì các bạn hãy nên đọc bài  Kháng Insulin  để biết được những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể và kháng insulin có thể gây ra những tác hại khôn lường như thế nào, hơn cả chuyện béo hay thừa cân.  Bài 1 này, mình sẽ tập trung về 2 điều quan trọng nhất cần tập trung giải quyết nếu bạn hoặc người thân bị tiểu đường tuýp II hoặc tiền tiểu đường. Đương nhiên sẽ có rất nhiều thứ khác bạn cần thay đổi hoặc bổ sung nữa nhưng mình sẽ đề cập đến trong những bài tiếp theo.  Câu hỏi đầu tiên: TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 LÀ GÌ? Đơn giản và ngắn gọn. Đó là vấn đề với hormone insulin mà chính xác hơn là quá nhiều insulin. Tuýp 1 là không đủ insulin, tuýp 2 là quá thừa insulin - hãy nhớ kĩ.  Insulin là gì? Insulin là hormone do tuyến tụy sản xuất để điều phối...

Nguồn FAT nào tốt nhất?

Image
Đây là một trong những chủ đề được yêu cầu nhiều nhất trong group Facebook của Caulidle: FAT NÀO TỐT NHẤT TRONG KETO? Caulidle sẽ liệt kê ở đây các nguồn fat tốt nhất cho cơ thể nhưng tùy vào khẩu vị của mỗi người, cũng như nơi mình sinh sống, không nhất thiết chúng ta phải ăn tất tần tật các loại này mà hãy chọn cho mình 2-3 loại để luân phiên thay đổi thực đơn ha. 1 - COCONUT OIL - Dầu dừa Dầu dừa là chất béo bão hòa nhưng khác với các loại chất béo bão hòa khác hình thành bởi chuỗi chất béo dài (LCTs), dầu dừa hình thành bởi những chuỗi chất béo trung bình gọi là  medium chain triglycerids - MCTs - là loại chất béo chuyển hóa gần như ngay lập tức thành năng lượng. Bạn nào tập thể hình chắc chắn biết đến MCT oil với tác dụng đốt mỡ rồi đúng không? Dầu dừa chính là nguồn MCT oil tự nhiên và sẵn có nhất đấy.  Công dụng khác: kháng viêm, kháng khuẩn,... Dùng để: nấu nướng rất tốt vì có nhiệt độ bốc khói cao - tốt hơn dầu olive ở khoản này, dưỡng da... Nhìn chung ...