Tiểu đường phần 2 - Nên ăn những gì?
Phần 2 trong series về bệnh tiểu đường - ĂN GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG?
Đương nhiên các bạn đọc Caulidle quen rồi sẽ biết, không bao giờ (hoặc rất hiếm khi) tớ khuyên nên ăn gì, nên làm gì mà không trả lời câu hỏi TẠI SAO trước. Thế nên, trước khi đến phần nên ăn gì khi tiểu đường/tiền tiểu đường, tớ sẽ giải thích về mối quan hệ của ĐƯỜNG và căn bệnh chúng ta đang phải đối mặt này.
Đầu tiên là hiệu ứng của ĐƯỜNG đối với cơ thể:
*Đường không phải chỉ đường kính mà còn nhiều thứ khác - đường ẩn. Nếu chưa biết, bạn phải đọc xem đâu là đường trước tại đây: ĐƯỜNG có trong thực phẩm nào?
1. Đường nạp vào cơ thể làm tăng một loại hormone mang tên insulin. Insulin có vai trò làm giảm đường đó trong máu xuống. Insulin làm gì với chỗ đường đó? Nếu không tiêu hao ngay làm năng lượng, nó sẽ đem chúng vào kho chứa, gồm 2 loại kho - glycogen và MỠ.
- Glycogen đơn giản là chuỗi glucose ở gan, ở các bó cơ - là nguồn trữ nhỏ, tạm thời và tiện dụng nhưng lại ít.
- Mỡ ngược lại, là nguồn trữ lâu dài và nhiều, khó cho vào, khó lấy ra.
Thế nên điều nghe tưởng buồn cười mà lại đúng là thế này: chế độ ăn high carb, nhiều đường là chế độ ăn gây ra high fat, nhiều mỡ. Hãy nhìn vào sơ đồ dưới đây về tương quan chỉ số insulin và phản ứng của nó đến 3 nhóm chất đa lượng: fat, protein và carb.
Carbohydrates (đồ ngọt, đồ bột) đẩy insulin lên rất cao. Protein cũng có thể làm tăng insulin nếu lượng ăn protein bị thừa HOẶC bạn ăn loại protein có lẫn carb/đường. Ví dụ như bát phở bò (bò = protein, phở = carb) hoặc cái bánh mì (trứng, thịt = protein, bánh mì = carb), hoặc thịt tẩm ướp các loại sốt có đường...Nhưng lượng protein đúng - tức là trong mức 3 - 6 oz (khoảng 0,75 - 1,5 lạng thịt nạc) thì không làm tăng insulin. Cuối cùng chúng ta có fat - chất béo. Fat không làm tăng insulin, hay nói cách khác nó "trung tính" với insulin.
Vậy câu hỏi là, thế nào là một chế độ ăn hoàn hảo? Hiểu được tác động của từng nhóm thức ăn lên insulin ta có thể suy ra mình cần ăn gì.
1 - Cơ thể người có cần và có tồn tại loại dinh dưỡng nào mang tên carbohydrate thiết yếu không? KHÔNG! Nhưng chúng ta có amino acid thiết yếu (essential amino acids) và acid béo thiết yếu (essential fatty acids). Thiết yếu tức là không thể thiếu được. Cơ thể chúng ta cần bao nhiêu carb? ZERO! Không một chút nào. Xin khẳng định lại một lần nữa, chúng ta không cần ăn carbohydrates, mà thực chất chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều khi không nạp carb. Nào nào, ai bảo não cần glucose từ carb, từ đường thì xin mời đọc bài Não có thật sự cần glucose? ngay và luôn nhé.
2 - Giữ protein ở mức vừa phải cho MỖI BỮA ĂN. Tuyệt đối không ăn ít protein vì cơ thể cần protein để chữa trị và xây dựng các cấu trúc (cơ, da, móng, tóc...) nhưng không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây quá tải cho gan và làm tăng insulin.
3 - FAT. Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của mình, đặc biệt người tiểu đường, tiền tiểu đường & kháng insulin (50% dân số hiện tại kháng insulin mà bản thân không hề biết), điều tất yếu không thể bỏ qua là PHẢI tăng lượng fat lên. Vì một, nó là nhóm chất còn sót lại trong 3 chất đa lượng, cần ăn để cho ta năng lượng và hai, fat không làm tăng insulin. Tuyệt vời! Fat tạo cảm giác thỏa mãn, no đủ; chứa và giúp hấp thụ vitamin tan trong dầu, cực kỳ healthy lành mạnh và là điều tuyệt vời nhất mà một người tiểu đường hoặc tiền tiểu đường cần ăn.
Cách ăn cụ thể: ĂN KETO NHỊN GIÁN ĐOẠN - ĂN BAO NHIÊU CARB - ĂN BAO NHIÊU PROTEIN - ĂN BAO NHIÊU FAT
Cách ăn cụ thể: ĂN KETO NHỊN GIÁN ĐOẠN - ĂN BAO NHIÊU CARB - ĂN BAO NHIÊU PROTEIN - ĂN BAO NHIÊU FAT
Hãy nhớ lại bài đầu tiên về 2 điều quan trọng nhất với người tiểu đường, đó là giảm tần suất ăn và thay đổi tỉ trọng nhóm thức ăn theo Keto. Fat là công cụ hoàn hảo giúp bạn thực hiện được 2 điều này. Khi ăn fat, bạn sẽ không bị đói (hạ đường huyết) và bạn cũng không tạo thêm áp lực sản xuất insulin cho tuyến tụy.
***Nếu muốn giảm mỡ mà không gặp vấn đề về đường huyết, thì bạn cho fat vào chế độ ăn nhưng không nhất thiết phải nhiều - chỉ cần một lượng nhất định đủ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Bởi vì nếu ăn nhiều fat quá, dù cơ thể dù ở trong trạng thái đốt mỡ nhưng nó đốt mỡ mà bạn ăn vào chứ không phải mỡ tự thân. Nhưng nếu bạn tiểu đường hoặc có bệnh về đường huyết, bạn phải tăng lượng fat lên đủ đề chữa lành và tái khởi động toàn bộ hệ thống cơ thể. Đừng lo béo vì mỡ thừa ăn vào không hết sẽ thải ra ngoài qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu.
***Nếu muốn giảm mỡ mà không gặp vấn đề về đường huyết, thì bạn cho fat vào chế độ ăn nhưng không nhất thiết phải nhiều - chỉ cần một lượng nhất định đủ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Bởi vì nếu ăn nhiều fat quá, dù cơ thể dù ở trong trạng thái đốt mỡ nhưng nó đốt mỡ mà bạn ăn vào chứ không phải mỡ tự thân. Nhưng nếu bạn tiểu đường hoặc có bệnh về đường huyết, bạn phải tăng lượng fat lên đủ đề chữa lành và tái khởi động toàn bộ hệ thống cơ thể. Đừng lo béo vì mỡ thừa ăn vào không hết sẽ thải ra ngoài qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu.
Trong khoảng 50 năm qua, chế độ ăn của con người hoàn toàn thay đổi? 50 năm trước đây không ai kiêng mỡ, kiêng chất béo; 50 năm trước đây không có ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo, ngũ cốc...đồ sộ như ngày nay. Và hãy nhìn tỉ lệ tăng trưởng của biết bao bệnh tật?
Điều gì đã xảy ra thế? Điều mà những tập đoàn xấu xa (người ta gọi là evil corps) đang làm là thay thế chất béo tự nhiên trong thực phẩm bằng carbohydrate, bằng đường. Tất cả những loại thức ăn mà bạn thấy ghi là "light, low fat, skim..." hoặc "tách béo, ít béo..." - hãy hiểu câu chuyện đằng sau của nó. Người ta bỏ fat ra khỏi thức ăn tự nhiên và thay bằng carb. Mục đích? Bỏ fat thì bỏ sự thỏa mãn, thêm đường thì mất đi cảm giác "no" - thế nên 1 mũi tên trúng 2 đích: bạn ăn mãi, ăn mãi không biết chán, không biết đủ và tiền thì rơi vào túi ai? Đến lúc bệnh thì mình được hay mất tiền?
Điều gì đã xảy ra thế? Điều mà những tập đoàn xấu xa (người ta gọi là evil corps) đang làm là thay thế chất béo tự nhiên trong thực phẩm bằng carbohydrate, bằng đường. Tất cả những loại thức ăn mà bạn thấy ghi là "light, low fat, skim..." hoặc "tách béo, ít béo..." - hãy hiểu câu chuyện đằng sau của nó. Người ta bỏ fat ra khỏi thức ăn tự nhiên và thay bằng carb. Mục đích? Bỏ fat thì bỏ sự thỏa mãn, thêm đường thì mất đi cảm giác "no" - thế nên 1 mũi tên trúng 2 đích: bạn ăn mãi, ăn mãi không biết chán, không biết đủ và tiền thì rơi vào túi ai? Đến lúc bệnh thì mình được hay mất tiền?
Nguồn: CDC/NCHS, National Interview Survey - Sự tăng về các bệnh mãn tính trong 2 nhóm tuổi chỉ trong vòng 10 năm
Có nhiều người nói thế này "tôi sẽ ăn kiêng để giảm cân và để có thể ăn thoải mái như trước đây". Không các bạn ơi, bạn phải hiểu mà đúng hơn, là bạn phải tự "giáo dục" bản thân mình xem đâu là thực phẩm thật sự. Đâu là thứ mình nên ăn. Đâu là thứ ăn vào thực sự nuôi dưỡng cơ thể mình. Điều đó thể hiện sự tôn trọng với chính cơ thể và chính chúng ta.
Bạn sẽ không tìm thấy ở Caulidle hoặc ở Keto chân chính những thực đơn giảm béo 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng nào hết. Cái mà keto và Caulidle đang cố gắng làm là đi một con đường bền vững hơn, tuy khó khăn hơn, đó là cung cấp cho các bạn các nguyên tắc để từ đó bạn tìm hiểu và có sự tự đánh giá đúng - một cách logic.
Giải thích thêm về việc Insulin làm tăng CƠN ĐÓI
Hãy tưởng tượng vào một nhà hàng thời nay, bạn sẽ thấy gì? Cơm, thịt và đường. Rất nhiều đường. Lại còn MSG (mì chính, hạt nêm, bột ngô...) vào các loại sốt rưới lấp lánh rồi bưng lên cho bạn. Ngon quá, không thể ngừng ăn được!!! Và một cách không để ý, bạn ăn nhiều hơn rất nhiều so với những gì thường ăn và cần ăn. Thế nhưng 1 tiếng sau thì sao? Bạn ĐÓI?! Tại sao?
Vì ăn những thứ đó, không khác gì cho insulin đi tàu lượn cao tốc. Insulin tăng vọt lên trời và điều gì xảy ra tiếp? Đường huyết tụt cực mạnh, để cho bạn những triệu chứng của người bị huyết áp thấp. Đó là: thèm ăn (thứ gì đó ngòn ngọt, mặn mặn...), cảm thấy khó chịu, khó ở, hơi chóng mặt hoặc khát nước. Hãy để ý là mỗi bữa như vậy, đã ăn nhiều bạn còn uống được rất nhiều, vì khát! Và ngày hôm sau tăng 1-2kg là chuyện bình thường. 1-2 kg đó không phải (và chưa phải) là mỡ mà là cân nước. Vì đường có xu hướng giữ nước, tích nước theo nó.
Các bác sĩ, viện dinh dưỡng đang khuyên người tiểu đường ăn như thế nào?
Bạn biết là những khuyến nghị dinh dưỡng cho người tiểu đường là từ đâu ra không? Là từ Hiệp hội Tiểu Đường Mĩ (American Diabetes Association) - một trong số các hiệp hội tham nhũng (corrupted) bậc nhất nước Mỹ. Và họ khuyến cáo 40-60g carb mỗi ngày cho người tiểu đường. WTF?
ĐIÊN RỒ! Hãy xem điều gì xảy ra?
Người tiểu đường có đường huyết cao. Bác sĩ cầm viên thuốc, dặn bệnh nhân ăn 40-60g carb "tốt" mỗi ngày như là ngũ cốc nguyên cám, trái cây, nước cam...Viên thuốc giúp hạ đường huyết. Lúc hạ đường huyết thì đói lại ăn carb. Ăn carb lại làm tăng đường huyết. Rồi lại phải uống thuốc.
Wow! Một ngành công nghiệp bán insulin, metformin, thuốc tiểu đường...hoàn hảo. Những gì bệnh nhân tiểu đường nghe được là: bệnh không chữa được, một án tử hình, bệnh buộc phải dùng thuốc, không dùng biết tay nhau ngay. Nhiều người hỏi các bác sĩ toàn những người giỏi, sao lại không biết điều này nhưng những người đó không đi học trường Y và không biết cách người ta (tập đoàn tài phiệt, công ty thuốc, hiệp hội chính phủ...) đã tẩy não các sinh viên & bác sĩ y học (conventional doctors) với đống "kiến thức" về thuốc men các loại như thế nào. Nhưng cũng có rất rất nhiều bác sĩ và health practitioners (người hành nghề y) theo trường phái alternative thoát ra khỏi sự tẩy não đó và họ đang hàng năm giúp cả ngàn, cả triệu bệnh nhân của mình thoát khỏi tiểu đường.
Cá nhân mình tin là gần như mọi bệnh tiểu đường đều có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn không thể trở về lối mòn ban đầu. Chữa khỏi ở đây đúng hơn là ổn định, không dùng thuốc, không biến chứng, không chuyển nặng...NẾU bạn duy trì lối sống lành mạnh đã giúp bạn thoát ra khỏi bàn tay tử thần đó. Và nói thật thì đó là cách dễ nhất!
40% các bệnh về tim mạch liên quan đến ĐƯỜNG, carb và tiểu đường. Vậy có phải chúng ta có cơ hội loại bỏ nguy cơ bệnh tim mạch chỉ bằng việc cắt ĐƯỜNG rồi không?!
Các bạn ạ, bài viết dài này mình chỉ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc cắt bỏ ĐƯỜNG ra khỏi chế độ ăn nếu bạn có bất cứ cơ hội nào để lấy lại sức khỏe. Đừng từ bỏ. Bạn và người thân có trong tay cơ hội chắc chắn thoát khỏi tiểu đường. Nếu thật sự đã "vái tứ phương" rồi thì hãy cho KETO & IF 1-3 tháng thử xem nhé!
Hãy #SHARE và GỬI bài viết này tới những người bạn quan tâm nếu bạn thấy rằng họ cần phải biết.
TIỂU ĐƯỜNG PHẦN 1 - 2 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT
Phần 3 trong chuỗi bài về tiểu đường: giải thích cơ chế tiểu đường. Tại sao lại bị tiểu đường?
Hãy #SHARE và GỬI bài viết này tới những người bạn quan tâm nếu bạn thấy rằng họ cần phải biết.
TIỂU ĐƯỜNG PHẦN 1 - 2 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT
Phần 3 trong chuỗi bài về tiểu đường: giải thích cơ chế tiểu đường. Tại sao lại bị tiểu đường?
xoxo,
S&B
Comments