CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE P1

Một việc nhất quyết phải làm trước khi giảm béo hoặc điều trị bệnh là phải biết chính xác vấn đề của mình nằm ở chỗ nào. Trong bài này, tớ sẽ chỉ cho các bạn biết cách tự đánh giá sức khỏe của bản thân một cách chi tiết. Toàn bộ nội dung này là do tớ học của một bác sĩ người Mĩ tại Virginia. Chúng ta hãy bắt đầu và các bạn đừng quên lấy giấy bút để note lại những điều cơ bản nhé. 

Đánh giá sức khỏe là gì?

Đó là việc tập hợp mọi thông tin có được của một người để sắp xếp, nghiên cứu và tìm ra kết quả. Kết quả mong muốn là tìm ra nguyên nhân & lý do thật sự dẫn đến sức khỏe hiện tại của người đó. 


Các bạn có thể hỏi là như thế thì khác gì đi khám bác sĩ nhưng hoàn toàn không đúng. Việc đánh giá sức khỏe KHÔNG được dạy trong trường Y hiện đại, thậm chí cả những trường dạy theo trường phái alternative. Tức là sao nhỉ? 
Cái mà đại đa số bác sĩ làm hiện nay là họ nhìn vào các "triệu chứng" và sau đó đưa cho bạn cách điều trị - có thể là 1 loại thuốc nào đó, cũng có thể là phẫu thuật hoặc thậm chí họ kê cho bạn vitamin. Đúng không nhỉ? 
Ví dụ, đi khám sức khỏe bác sĩ bảo thiếu vitamin D, và lập tức bạn có đơn thuốc vitamin D cầm về nhà. Hay ba mẹ mình bị cao huyết áp, bác sĩ cho thuốc hạ huyết áp. 

Sai lầm nghiêm trọng là người ta không đặt câu hỏi tại sao. Tại sao những triệu chứng đó lại xảy ra. Thiếu vitamin D, đúng, có thể do thiếu vitamin D do cả ngày trong nhà không "tắm nắng" tí nào, do ăn uống thiếu vitamin D NHƯNG cũng có thể đến từ việc hormone stress cortisol cao HOẶC cũng có thể do vấn đề về đường tiêu hóa, thiếu các dịch tiêu hóa để hấp thu vitamin D - loại vitamin tan trong dầu.
Giả dụ người bạn mệt mỏi thì làm gì? Có thể uống RedBull tăng lực nhỉ? Hoặc làm cốc cafe, hút điếu thuốc...những dạng chất "kích thích" nhất thời...HOẶC bạn cũng có thể tự hỏi: à, có thể do dạo này ngủ không được ngon...
Điển hình, cao huyết áp. Cao huyết áp có thể đến từ việc tích tụ canxi ở thành động mạch; hoặc vấn đề đến từ tuyến thượng thận yếu nhưng sao, các bác sĩ ngày nay đâu làm thế? Họ đơn giản kê đơn cho những "triệu chứng" và cả đời bạn mãi là bệnh nhân phải uống thuốc, thậm chí liều càng ngày càng nặng hơn và chấp nhận "bệnh này nó kéo theo bệnh kia". 

Điều mình cần biết là gì? TRIỆU CHỨNG chỉ là HIỆU ỨNG hay sự tác động, nó KHÔNG PHẢI nguyên nhân. Và nếu đi xử lý triệu chứng thì vô hình chung ta đang che giấu đi vấn đề thực sự và vấn đề sẽ mãi ở đó. 

Trong y khoa hiện đại, họ đem các triệu chứng biến thành bệnh tật. Béo phì trở thành bệnh béo phì, cao huyết áp thành bệnh cao huyết áp...kiểu như vậy đó. Riêng việc định nghĩa sai thôi đã đủ dẫn đến cách tiếp cận xử lý vấn đề sai. 

Điều điên rồ là khi bạn nghĩ đến việc đứa trẻ con khóc mà xem. Nguyên nhân là nó đói, nó nóng...và cha mẹ cho nó ăn hoặc quạt mát cho con chứ điều bác sĩ đang làm hiện nay là bịt miệng đứa trẻ đang khóc lại. 

CÁCH ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE

Chúng ta hãy cùng học cách đánh giá sức khỏe qua các ví dụ nhé. Cách làm là liệt kê toàn bộ triệu chứng, sau đó tìm cách xếp chúng thành một chuỗi nguyên nhân - kết quả hợp lý để tìm ra cái mấu chốt cuối cùng. Hãy nhớ cơ thể là một hệ thống các chức năng hoạt động nhịp nhàng. Một chức năng/cơ quan suy yếu sẽ kéo theo một chuỗi vấn đề ở các cơ quan khác. Thế nên khi liệt kê triệu chứng ta phải liệt kê toàn bộ. 

Một người phụ nữ ở Paris.
Thông tin thu thập gồm triệu chứng + kết quả xét nghiệm máu. 
  • BƯỚC 1: Liệt kê triệu chứng/vấn đề cơ thể
  • BƯỚC 2: Xếp các triệu chứng vào từng hạng mục
1. Tiêu hóa
2. Đường huyết
3. Đau
4. Chu kỳ
5. Nhận thức (thần kinh)
6. Tuần hoàn
7. Tuyến thượng thận
8. Tuyến giáp
  • BƯỚC 3 - PHÂN TÍCH
Thực tế bạn có thể bắt đầu từ bất kỳ triệu chứng nào nhưng đại đa số mọi vấn đề đều liên quan chặt chẽ đến phần tiêu hóa nên để đỡ phải mò nhiều thì hãy bắt đầu ở phần tiêu hóa trước. 

Nhìn vào bảng triệu chứng của cô Paris này và cùng thử phân tích nhé.


- Đầu tiên, ở nhóm TIÊU HÓA, cô này có enzyme gan cao, trào ngược axit, chướng bụng, táo bón, miệng hôi, suy tĩnh mạch - là do gan kém, lưỡi bữa...Trong các triệu chứng này, rõ ràng đầy & chướng bụng là do thiếu muối mật bile (1). Muối mật do gan sản xuất ra và tích ở túi mật, có tác dụng tiêu hóa chất béo, từ đó giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu. -> *BILE
Tiếp là trào ngược axit, có thể là triệu chứng do dạ dày thiếu axit hoặc do tuyến thượng thận có vấn đề. Vậy hãy nhìn vào tuyến thượng thận xem sao. 

- TUYẾN THƯỢNG THẬN: stress, ngưng thở khi ngủ...Ngưng thở khi ngủ là do thiếu vitamin D và K2 (2) - đều là các vitamin tan trong dầu. 
Như vậy (2) và (1) có liên kết rồi. Vì thiếu muối mật thì không hấp thụ được 2 loại vitamin kể trên. Điều này hoàn toàn phù hợp với triệu chứng viêm xoang. 

- Bây giờ hãy thử nhìn vào phần ĐAU: cô này đau ở tim và có cơn co thắt ở ngực. Ngoài ra tay trái đau thì chắc chắn liên quan nhiều đến bên tim (tim bên trái, gan bên phải). Và nếu có tìm hiểu bạn sẽ biết cơn co thắt ở ngực có liên quan đến thiếu vitamin E, E2 (3)- cũng là vitamin tan trong dầu. Như vậy càng khẳng định điều số (1) là đang đi đúng hướng. Thậm chí chứng đau, ê ẩm toàn thân cũng là do thiếu các chất béo thiết yếu không bão hòa như omega 3 chẳng hạn. 

Người cô này nhiều chỗ đau, tức là các chỗ này "viêm" (inflammation). 2 nguyên nhân có thể gây ra việc một người có nhiều sự viêm trong cơ thể là do thiếu chất béo thiết yếu HOẶC/VÀ tuyến thượng thận kém vì tuyến thượng thận sản sinh ra hormone đối phó với stress. Viêm, đau thuộc loại physical stress - tức là căng thẳng thể chất. 

- Tiếp tục nhìn vào bảng sẽ thấy, cô này đang dùng thuốc cho tuyến giáp nhưng bàn tay bàn chân lại vẫn bị lạnh, lông mày rụng. Như vậy rõ ràng thuốc không có hiệu quả.

Tuyến giáp là tuyến điều phối về trao đổi chất của cơ thể qua việc sản xuất ra hormone T4. Nhưng T4 là dạng hormone không hoạt động. T4 phải đi qua gan, qua túi mật, ở đó gan chuyển T4 thành T3 là thể hoạt động. Vậy thì việc tuyến giáp làm việc không hiệu quả có thể là do gan hoặc mật không chuyển hóa được T4 hiệu quả thành T3 (4). Trường hợp này liên kết ngay đến giả thuyết (1), thiếu muối mật.   



- Nhóm triệu chứng tiếp theo, về đường huyết. Cô này luôn phải ăn ngay nếu không sẽ bị "vật" không kiểm soát. Đây là vấn đề về đường huyết. Hầu hết chúng ta biết là cái gì kiểm soát sự "thèm ăn"? Chính là chất béo. Chất béo nói cho não biết là cơ thể đã "thỏa mãn" và có thể ngừng ăn. Thiếu chất béo, não không nhận được tín hiệu sẽ tiếp tục phát đi tín hiệu đòi nạp thức ăn. Tiếp tục lại trùng lặp với giả thuyết (1). 

A1C của cô này 6.72 là đường huyết cao, thế mà phía trên lại toàn biểu hiện của đường huyết thấp. Như thế nghĩa là sao? Tức là đường huyết sẽ lên xuống như đồ thị hình sin và điều này 100% sẽ ảnh hưởng đến....???? THẦN KINH VÀ NÃO



- Hãy nhìn vào những biểu hiện về nhận thức xem: lơ đơ, thiếu tập trung, không minh mẫn...Đầu mối này làm lóe lên ngay 1 thứ, đó là não cô này hiện đang không nhận được năng lượng. Não nhận năng lượng từ đường - glucose hoặc từ chất béo - fat. Vấn đề với chạy bằng đường là gì? Chính là sự lên xuống của đường huyết làm cho cả ngày hết nôn nao thèm ăn lại đến mệt mỏi, lờ đờ sau khi ăn. Cô này đang chạy bằng nguồn năng lượng từ đường chứ không ăn keto rồi. Ở đây suy ra giải pháp là cần đổi nguồn năng lượng cho cô này sang ketones, hay là fat; sẽ giải quyết được vấn đề về nhận thức ngay. 

- Nhóm tiếp theo là nhóm TUẦN HOÀN. Cô này chuột rút, tê chân, đặc biệt ở bắp chân. Khi bị chuột rút thì bạn đang THIẾU canxi và magie trầm trọng. Canxi Magie lại được hấp thụ nhờ vitamin D - D3. Vậy điều này phù hợp với dữ kiện (2). Và (2) thì do (1) mà ra. 
  • BƯỚC 4:  TƯ VẤN tạm thời VỚI TRƯỜNG HỢP NÀY:
Vậy nhìn tổng thể thì rõ ràng thấy nhiều nhất ở sức khỏe người này là việc thiếu muối mật (bile), từ đó dẫn đến việc không hấp thu được chất béo và các vitamin tan trong dầu như D, A, E, K, kéo theo một loạt triệu chứng đi theo. Ngoài ra tuyến thượng thận của cô này cũng không tốt. Muối mật bị thiếu có thể đến từ chính tuyến thượng thận với cortisol cao HOẶC đến từ tuyến buồng trứng với estrogen cao. Chính vì thế mà chu kỳ của cô này nhiều và kéo dài. 

Vậy gần như mọi dữ kiện đang dần sáng tỏ rồi đây. Trường hợp này, chắc chắn phải hỗ trợ cho tuyến thượng thận và bổ sung muối mật (bile), 2 điều này sẽ loại bỏ được đại đa số các triệu chứng kể trên. Sau khi loại bỏ được rồi, còn gì ta sẽ xử lý tiếp. Những ai gan kém như chai gan hoặc xơ gan thì bổ sung muối mật cũng hỗ trợ rất rất nhiều. 

1. Giảm stress, hỗ trợ tuyến thượng thận
2. Bổ sung muối mật bile
3. Thay đổi chế độ ăn sang ăn keto để xử lý phần đường huyết.  

Mình sẽ cố gắng làm một series các bài phân tích như thế này để mọi người quen dần. Đương nhiên, để tự làm được bài đánh giá sức khỏe thì chúng ta còn phải học nhiều, đọc nhiều lắm. Đi kèm với những bài phân tích sẽ có những bài nói về chức năng của từng tuyến, từ đó giúp bạn suy ngược được triệu chứng về nguyên nhân.

Tham gia nhóm FACEBOOK của Caulidle tại https://www.facebook.com/groups/ketowithcaulidle/
xoxo, 
S&B

Comments

Popular posts from this blog

HOA QUẢ nào được ăn trong KETO?

Được uống những gì trong KETO & IF?

4 tuýp béo | TUÝP BUỒNG TRỨNG