TỰ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE P2

Trong phần 2 này và ở các phần tiếp theo, mình sẽ phân tích các ví dụ để mọi người hiểu được cách nối các triệu chứng và đưa ra kết quả tự đánh giá sức khỏe bản thân. 
Những ai chưa đọc cách làm thì vui lòng mở lại bài TỰ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE P1 để xem lại từng bước nhé. 

Ví dụ 2: Một phụ nữ 51 tuổi. 

Đây là những triệu chứng mà cô liệt kê:
  1. - Làm việc theo ca không cố định
  2. - Khó ngủ
  3. - Thèm đồ ngọt
  4. - Cổ gáy cứng
  5. - Không có cảm giác thỏa mãn sau khi ăn
  6. - Tiền tiểu đường
  7. - Dị ứng
  8. - Ngưng thở khi ngủ/ngủ ngáy
  9. - Chướng bụng
  10. - Táo bón
  11. - Khó tiêu
  12. - Ợ chua, trào ngược axit
  13. - Không chịu được áp lực, dễ nổi cáu/bực mình
  14. - Vitamin D thấp
  15. - Chân mỏi nhanh khi leo dốc/leo cầu thang
  16. - Viêm loét dạ dày (đã từng)
  17. - Thường xuyên suy nghĩ quá nhiều

Trường hợp này, ta nhận thấy nổi bật là các triệu chứng của một tuyến thượng thận không hề tốt. Đặc biệt thể hiện qua các triệu chứng liên quan đến STRESS. Như vậy suy luận (1) - tuyến thượng thận kém.  Hãy thử xem các triệu chứng khác có liên quan đến tuyến thượng thận hay không nhé. 

Đầu tiên, về thói quen sống & làm việc, cô này làm theo ca không cố định thế nên chắc chắn gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ của giấc ngủ. Cơ thể người được thiết kế để "thích nghi" thay vì "đối phó". Chúng ta thích nghi với việc đi ngủ khi trời tối và thức dậy khi trời sáng. Thế nên với chế độ làm việc đi ngược lại bản năng thế này, thì đồng hồ sinh học sẽ hoàn toàn bị đảo lộn. Điều này CÓ THỂ là nguyên nhân gây ra stress cho tuyến thượng thận. Tuy nhiên ở đây chưa chắc chắn lắm. 

Số 3, thèm đồ ngọt. Hormone mà tuyến thượng thận sản xuất ra tên là cortisol, dùng để đối phó với các stress gây cho cơ thể (3 loại stress), có tên gọi khác là glucocorticoid. Gluco- có nghĩa là đường, là ngọt vì nó điều phối cả đường huyết, thế nên rất nhiều người tiểu đường là do tuyến thượng thận làm việc quá tải. Do đó ta thấy triệu chứng số 6, tiền tiểu đường. 

Một số triệu chứng thuộc nhóm TUYẾN THƯỢNG THẬN nữa đó là số 4 - cổ vai gáy cứng. Mọi sự cứng, không linh hoạt hoặc tình trạng viêm đều do tuyến thượng thận không tốt. Vì tất cả hormone chống lại stress, chống lại viêm nhiễm đều được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Thử nghĩ mà xem lúc bạn bị đau thì người ta tiêm gì cho bạn? Các loại thuốc kháng viêm, chống viêm steroid đúng không? Hoặc là thuốc Prednisone. Đó đều là thuốc chống viêm mô phỏng hormone của tuyến thượng thận.



Tiếp nữa, dị ứng số 7 cũng là triệu chứng của tuyến thượng thận. Sao mình biết được điều này? Cứ nhìn vào thuốc bác sĩ kê cho ta mà xem. Nhiều cách điều trị dị ứng có epipens, chính là epinephrine, cũng chính là adrenaline - hormone của tuyến thượng thận. Tự hỏi ngược lại tại sao họ dùng hormone tuyến thượng thận làm cách điều trị? Vì chắc chắn dị ứng có liên quan đến tuyến thượng thận không tốt! Có một thí nghiệm thực hiện trên loài chó: bất cứ khi nào họ lấy thượng thận ra khỏi người con chó thì nó đều bị dị ứng, nổi ngứa. Cũng để ý rất nhiều người hồi xưa không bị dị ứng nhưng tự nhiên lại bị dị ứng thì thử xem có phải thời gian vừa rồi hoặc trong một thời gian dài người đó gặp phải căng thẳng, stress nhiều không. Đương nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khác gây dị ứng. 

Số 8, ngưng thở khi ngủ hoặc ngủ ngáy. Điều này xảy ra khi xoang bị sưng, ở phần lưng đường mũi họng phía sau vòm họng. Có một dây thần kinh điều khiển điều này, ở phần thân não, gọi là dây thần kinh sọ số 10 hoặc dây thần kinh  phế - vị (tenth cranial nerve) và dây này có thể bị ảnh hưởng bởi tuyến thượng thận gặp phải nhiều stress. Vậy là bingo! Ở đây cũng là triệu chứng của tuyến thượng thận. 



Triệu chứng số 5, không thỏa mãn sau bữa ăn. Gây ra điều này thường là vấn đề với túi mật. Nhưng khi bạn gặp phải nhiều stress, hoạt động "tái chế" muối mật sẽ bị tạm dừng và đem đến các triệu chứng đường tiêu hóa liên quan đến "thiếu muối mật" - đó là số 9 - chướng bụng, số 10 - táo bón. Mặc dù rõ ràng số 9 & 10 là biểu hiện của thiếu muối mật nhưng sâu xa hơn việc muối mật bị thiếu lại là do tuyến thượng thận phải làm việc quá sức. Có bạn nào thay đổi môi trường sống hoặc chuyển công tác hoặc gặp căng thẳng mà bị mấy ngày không đi cầu được không? Lý do là đây đấy. 

Số 11 - khó tiêu, không tiêu - thực chất nó là do axit dạ dày không đủ. Lại một lần nữa, stress có mối quan hệ ở đây vì khi stress, cortisol do tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều, cơ thể bị đẩy vào trạng thái alkalosis - tức là quá kiềm. Có một lời đồn to đùng về việc ai cũng bảo là cơ thể bị axit quá, rồi tế bào ung thư trỗi dậy trong môi trường axit...NHƯNG phải hiểu là môi trường họ đang nói đến là môi trường nào? Nếu họ nói đến nước tiểu, ok. Nhưng khi nói đến máu, nếu pH máu QUÁ KIỀM thì sẽ dẫn đến một loạt thứ, trong đó có chứng ăn không tiêu, không lưu thông được các khoáng chất, từ đó bị chuột rút, tê, có vấn đề về hít thở vào buổi tối, thèm đồ mặn đặc biệt vào buổi tối, và DỊ ỨNG nữa. Thế nên hồi những năm 30s, họ từng chữa dị ứng bằng amoni clorua (NH4Cl) - một chất axit hóa dùng làm chất keo kết dính viên thuốc dị ứng, giờ họ bỏ nó ra mà không biết là họ đang bỏ đi thành phần hoạt tính. Thế nên amoni clorua không hề xấu, bạn hoàn toàn dùng để axit hóa cơ thể và loại bỏ dị ứng. Một điều điển hình mà bạn biết được máu mình đang kiềm quá đó là khi ăn hoa quả họ múi như cam, bưởi, chanh...và 1 giờ đồng hồ sau thấy đau ở các khớp. Xét nghiệm máu để biết máu có quá kiềm hay axit không rất khó. Lý do là vì máu oxi hóa rất nhanh, gần như ngay lập tức khi rút ra khỏi ven, thế nên buộc phải dựa vào các "gợi ý" mà cơ thể cho chúng ta thấy để đoán biết. 

Số 12 - trào ngược axit. Nghe tưởng là thừa axit dạ dày nhưng thực ra là thiếu axit dạ dày. Vì sao? Vì nếu dạ dày không đủ axit thì không đóng được van ngăn dạ dày và thực quản, và bạn sẽ bị trào ngược axit. Việc cần làm là tăng axit cho dạ dày chứ không phải kiềm nó đi. 



Toàn bộ từ 13 đến 17 đều là dấu hiệu điển hình của thượng thận.

Thế nên kết luận trường hợp này đưa ra là cần hỗ trợ tuyến thượng thận TỪ BÊN TRONG và xem cô này tiến triển hơn đến đâu. 

Đón đọc chuyên đề TỰ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE các phần sau trên blog của Caulidle nhé. 

xoxo, 
S&B

Comments

Popular posts from this blog

HOA QUẢ nào được ăn trong KETO?

Được uống những gì trong KETO & IF?

4 tuýp béo | TUÝP BUỒNG TRỨNG