CƯỜNG và SUY các tuyến trong cơ thể
Chào các bạn,
Đây là một trong các bài viết tiền đề về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Hãy nhìn xung quanh xem, không phải ai cũng béo một kiểu giống nhau và vì những nguyên nhân giống nhau. Bạn có biết mỗi kiểu béo đó lại thường liên quan đến 1 chức năng nội tiết nào đó của cơ thể? Ví dụ như người béo toàn thân, khó giảm thì thường do tuyến giáp; người béo hông và đùi thường do tuyến buồng trứng...Có 2 trường hợp dẫn đến các tuyến này hoạt động không bình thường đó là CƯỜNG hoặc SUY. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ về sự CƯỜNG và SUY của các tuyến trong cơ thể và nguyên nhân căn bản gây ra nó.
Trước hết, hay xem tuyến là gì?
Tuyến (gland) là một tổ chức trong cơ thể, khác với nội tạng (organ) ở chỗ tuyến sản xuất hormone còn nội tạng thì không, chỉ trừ GAN. Gan là nội tạng nhưng có thể sản xuất ra hormone.
Hormone là gì?
Hormone hay nội tiết tố là một chất đóng vai trò liên lạc, được tạo ra và truyền đi trong đường máu. Cơ quan tạo ra hormone là các tuyến (gland). Tế bào (& mô) là nơi tiếp nhận hormone nhờ có các cơ quan tiếp nhận đặc biệt dành riêng cho từng loại hormone. Tế bào nhận thông tin từ hormone để tạo ra một tác dụng gì đó.
Thế nào là cường và thế nào là suy?
Cường - Hyper-: có nghĩa là quá nhiều, quá mạnh, quá cao
Suy - Hypo-: có nghĩa là sự thiếu hụt, không đủ
VD: tăng đường huyết - hyperglycemia, tụt đường huyết - hypoglycemia; cường giáp - hyperthyroidism, suy giáp - hypothyroidism.
Cơ chế hoạt động của các tuyến
Tuyến sinh ra hormone với chức năng liên lạc. Hormone không chỉ đi từ tuyến đến các nơi cần thông tin mà còn đi một chiều ngược lại từ những nơi có thông tin đó về tuyến và báo cáo kết quả. Người ta gọi đó là phản hồi negative-possitive, phản hồi 2 chiều BẬT/TẮT.
Để dễ hiểu, ta tưởng tượng mình có chuyện và ngồi tâm sự với đứa bạn thân. Mình nói (BẬT) để mong muốn nó nghe và thấu hiểu. Nếu nó hiểu, nó sẽ gật gù và đáp lại mình (TẮT). Khi mình thấy nó hiểu mình nói gì rồi thì mình không nói tiếp vấn đề đó nữa và kết thúc một vòng phản hồi.
Nhưng điều kinh khủng xảy ra khi mà đứa bạn thân lờ đi những lời bạn nói. Phản ứng lại, bạn sẽ rơi tức thì vào trạng thái HYPER - nói càng to, càng nhiều, nói đi nói lại để nó phải nghe. Tương tự như vậy, khi tuyến rơi vào trạng thái hyper - nó sẽ sản xuất càng nhiều càng nhiều hormone.
Như vậy điều gì gây ra trạng thái HYPER hoặc HYPO?
1. Sự thất bại của đường truyền về. Đây là lỗi do gen. Tỉ lệ nhỏ và coi như chúng ta không kiểm soát được.
2. Môi trường
Đây là nguyên nhân khiến một người sinh ra thì bình thường mà sau đó bị hội chứng cường-suy tuyến. Vì sao? Vì các tuyến trong cơ thể đặc biệt nhạy cảm với môi trường xung quanh nó. Môi trường đối với các tuyến được hiểu là những gì?
Đầu tiên, đó là stress - căng thẳng. Stress là nguyên nhân số 1 gây ra trạng thái "hyper - cường", đặc biệt với tuyến thượng thận nằm trên 2 quả thận vì tuyến thượng thận sản sinh ra các hormone như adrenaline, cortisol...chuyên về stress. Nếu bạn thường xuyên đặt mình trong trạng thái căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ sản sinh liên tục adrenaline & cortisol, khiến bạn lên cân, không ngủ được, lão hóa nhanh, suy sụp tinh thần...toàn những điều tuyệt vời nhỉ -_-
Stress hiểu thế nào cho đúng? Thế này...TẤT CẢ những gì không khiến cơ thể thoải mái, thả lỏng đều là stress. Stress gồm 3 loại:
- Physical stress - căng thẳng về thể chất: như chấn thương, viêm nhiễm, phẫu thuật...
- Emotional stress - căng thẳng về tinh thần: như sự mất mát, sự chia ly, sự đe dọa...
- Chemical stress - nguy hại do hóa chất: như dùng thuốc kháng sinh, thuốc ngủ, nhiễm xạ...
Đặc biệt các bạn ạ, điều nguy hại mà không ai biết ở stress là nó không bao giờ mất đi theo thời gian mà luôn tích tụ. Tức là từ khi bạn sinh ra đến giờ, mọi thứ bạn trải qua mà được coi là stress thuộc 1 trong 3 nhóm trên thì đều vẫn còn đó. Ví dụ một người phụ nữ 50 tuổi, hãy thử tưởng tượng xem họ đã trải qua và đang chứa trong người bao nhiêu stress?
Cách mà stress tác động lên các tuyến của cơ thể là đầu tiên nó khiến bạn vào trong trạng thái hyper - cường (nhiều hormone sản sinh ra để đối phó với stress liên tục), sau đó giống như lửa đổ thêm xăng thì cháy rất mạnh (cường), sau đó nó cháy cạn rất nhanh và lửa tắt ngóm (suy). Cũng như vậy, các tuyến sau một thời gian hyper thì mệt và trở thành hypo. Như vậy Hypo (suy) có thể sinh ra từ việc CƯỜNG trong thời gian dài.
Thứ hai, đó là thức ăn. Đặc biệt tác động mạnh lên tuyến tụy (pancreas). Chắc chắn nhiều bạn biết rồi. Tuyến tụy sản xuất insulin để điều phối đường huyết mỗi khi ta nạp thức ăn. Điều gì xảy ra khi bạn ăn nhiều đường? Tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin quá nhiều, một thời gian dài và dẫn đến kháng insulin, dần dần nó hoạt động không hiệu quả nữa gây tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 2 lâu ngày biến chứng có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 1, khi mà tuyến tụy vẫy cờ trắng đầu hàng, đóng cửa nhà máy, ngừng sản xuất insulin. Đương nhiên tiểu đường tuýp 1 còn do gen nữa như tớ nói bên trên rồi nhé.
Hay nhất là có người nói thế này: tôi có ăn nhiều đường nhiều đồ ngọt đâu! Ừm...cho mình hỏi, thế nào là không nhiều? Bạn có biết một người Mĩ hiện nay trung bình tiêu thụ khoảng 70kg đường mỗi năm và mình đoán Việt Nam mình cũng gần như thế, đặc biệt giới trẻ con và thanh niên hiện nay nghiện món trà sữa, nghiện các loại nước ép, nghiện các loại nước ngọt đóng chai...và ăn những thứ đó như kiểu rất hợp thời, cool ngầu. Tai hại lắm! Ví như thế này, một cốc nước ép hoa quả có khoảng 13 thìa cafe đường...bạn nghĩ sao? Ít hay nhiều? Trong khi lượng đường mà toàn bộ 4 lít máu trong cơ thể chúng ta có chỉ dừng ở con số 1-1,5 thìa cà phê nhỏ...Chỉ thế thôi đã đủ làm chấn động tuyến tụy, đưa nó vào trạng thái hyper mỗi lần ăn.
Điều cuối cùng gọi là chất phá vỡ cân bằng nội tiết (endocrine disruptors). Đó là các hóa chất xung quanh môi trường chúng ta đang sống, là hormone trong thực phẩm mà ta ăn vào hàng ngày và đặc biệt thuốc trừ sâu, diệt cỏ, có nhiều trong thực phẩm biến đổi gen (GMO). Tại sao những chất này ảnh hưởng đến các tuyến? Vì nó "đóng vai" và hoạt động tương tự như hormone các tuyến sinh ra, nhiều nhất phải kể đến estrogen do buồng trứng và tuyến thượng thận sinh ra.
Khi tuyến bị ảnh hưởng bởi điều này, tức các chất phá vỡ cân bằng nội tiết, cơ thể sẽ xuất hiện nang ở trong bướu. Ví dụ những ai bị bướu giáp nhân (thyroid nodule) hay u nang tuyến giáp (thyroid cyst), phì đại tuyến giáp, u xơ vú hay u nang buồng trứng...thì có thể biết chính xác nguyên nhân chính là từ estrogen trong môi trường. Trường hợp này thì họ phải loại bỏ những thực phẩm estrogen cao và bắt đầu ăn những thứ chống estrogen như là rau nhóm Cruciferous chẳng hạn...Biết rõ hơn cần ăn gì trong bài Nguyên nhân & giải pháp cho cường estrogen. Ngoài ra thì với ai bị u nang đặc biệt ở ngực hoặc ở buồng trứng thì sea kelp (tảo biển) là cực kỳ hữu hiệu.
Vậy, tóm lại, có 3 điều ảnh hưởng đến việc tuyến trong cơ thể bị CƯỜNG hay SUY. Hầu hết thường là do chất phá vỡ cân bằng nội tiết, trừ trường hợp đa phần tuyến tụy thì là do chế độ ăn nhiều carb và tuyến thượng thận là do stress. Tuy nhiên vì cơ thể là một hệ thống và mọi bệnh đều mang tính hệ thống, thế nên để tìm ra nguyên nhân thật sự cho vấn đề của mình, có 1 kĩ thuật mà mọi người nên biết. Đó là kĩ thuật TỰ HỎI.
Hãy tự hỏi và trả lời 2 câu quan trọng: 1 - "Từ khi nào mình bắt đầu thấy các triệu chứng cường/suy tuyến đó?" và 2 - "Chuyện gì xảy ra trước thời điểm đó?".
Khi trả lời xong, chúng ta sẽ có được manh mối. Có phải do chế độ ăn thay đổi? Có phải do mình gặp stress nào đó trong cuộc sống hay bị tiếp xúc với nhưng chất gây ra mất cân bằng nội tiết hay không.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn. Hãy luôn ghi nhớ 3 yếu tố ảnh hưởng tới các tuyến trong cơ thể vì ở những bài sau, khi đi vào từng vấn đề với mỗi tuyến, chắc chắn chúng ta phải nắm được những kiến thức cơ bản này.
xoxo,
S&B
Comments