Tiểu đường P3 - Cách ngăn ngừa
Xin chào các bạn của Caulidle,
Quay trở lại với chủ đề về tiểu đường, ở những bài viết trước, mình đã chia sẻ về Nguyên nhân tiểu đường và 2 điều quan trọng nhất cho người tiểu đường, nếu bạn nào chưa đọc thì hãy đọc 2 phần trước đó nhé. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với mọi người những phân tích rất giá trị về cách phòng ngừa tiểu đường và biến chứng của tiểu đường.
Nếu biết đến Caulidle, chắc chắn các bạn biết rất nhiều bài viết về KHÁNG INSULIN, cách ăn KETO và IF - nhịn ăn gián đoạn để giúp chúng ta chữa lành khỏi tình trạng kháng insulin. Thực sự thì kháng insulin tại sao lại gây ra những biến chứng kinh khủng cho sức khỏe như vậy và đứng đằng sau nó là cái gì thì mình sẽ giải thích ngay sau đây nhé.
Điều đầu tiên chúng ta cần biết đó là KHÁNG INSULIN bản chất là một cơ chế phòng ngự, thích nghi hay còn gọi là tự bảo vệ của cơ thể trước hiệu ứng độc (toxic effects) của đường. Kháng ở đây là tế bào (cơ thể) kháng cự lại chức năng mở cửa tế bào - cho đường vào trong của insulin. Vì sao? Vì quá nhiều đường sẽ gây hại cho tế bào. Kháng insulin thực chất là khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều insulin so với mức cần thiết thông thường và lâu ngày dẫn đến tiểu đường tuýp 2, đường huyết ngày càng tăng lên và insulin cũng rất cao. Một viễn cảnh không hề tốt đẹp gì cho mấy.
Nhưng bạn có biết, có 4 loại tế bào chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất dưới tác động của đường? Đó là:
1. ĐỘNG MẠCH: chính xác hơn đó là lớp nội mạc của mô.
2. VÕNG MẠC: các mao mạch ở mắt
3. THẬN: đặc biệt là tế bào mesangial
4. TẾ BÀO THẦN KINH: các tế bào thần kinh ngoại biên ở đầu ngón tay, ở ngón chân cái, lòng bàn chân.
Biến chứng tiểu đường
Đó là lý do khi tiểu đường biến chứng càng nặng thì người tiểu đường mất đi thị giác (mù), cục máu đông gây cơn đau tim, đột quỵ, nhiều người phải lọc máu do suy thận và bị đau/viêm cảm giác bỏng ở gan bàn chân, đầu ngón tay tê, mất đi cảm giác và hoại tử (mất ngón chân cái, mất bàn chân...). Đó chính là vì 4 loại tế bào kể trên không điều tiết đường như những loại tế bào còn lại khác trong cơ thể. Trong khi các loại tế bào khác có thể tái cân bằng và nhả đường thì 4 loại tế bào trên không thể làm được điều đó. Thế nên đường tích tụ và tạo ra sự hủy hoại kinh hoàng.
Trước khi KHÁNG INSULIN thì cơ thể bị HƯ TỔN TI THỂ (mitochondrial damage). Ti thể giống như nhà máy sản xuất điện, tạo ra năng lượng hóa học (ATP) cho cơ thể hoạt động vậy. Trong ti thể có chứa một thứ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của chất thải thừa từ con đường dẫn đến phát triển bệnh lý. Đó là TRANSKETOLASE ACTIVATORS. Thực ra bạn không cần nhớ cái tên này. Chỉ cần biết rằng trong ty thể có một thứ giúp loại bỏ rác thừa gây ra kháng insulin.
Và có 2 loại dinh dưỡng quan trọng nhất có thể giảm rất nhiều tác hại làm hư tổn ti thể.
- Thứ nhất, đó là vitamin B1. B1 có thể giảm các hư tổn tới 25%. Nhưng có 1 loại B1 tên là Benfotamine, có tác dụng khiến mỡ tan ra được. Tuy nó là một loại B1 tổng hợp, thường mình không bao giờ khuyên nên dùng vitamin tổng hợp, nhưng riêng loại B1 này thì cực kỳ có lợi và có tối thiểu tác dụng phụ. Tốt nhất dùng cùng B-complex. Benfotamine có thể giảm hư tổn từ 250 - 400%.
- Thứ hai, đó là vitamin B3 hay nicotinamide. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng B3 có thể làm chậm quá trình dẫn đến tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa tiểu đường tuýp 1 loại tự miễn.
Như vậy nếu bạn đang bị tiểu đường thì nên dùng Benfotamine và B3 hàng ngày. Còn bạn muốn ngăn ngừa tiểu đường thì B1 thông thường đã hỗ trợ rất nhiều rồi, nhưng nhớ là phải dùng nguồn tự nhiên nhé. Loại tốt nhất hiện nay là Nutritional Yeast (Nấm men dinh dưỡng) loại non-fortified (không bổ sung vitamin tổng hợp). Đương nhiên quan trọng trước nhất phải làm để ngăn ngừa cũng như hướng tới đảo ngược tiểu đường vẫn là kết hợp của ăn Keto và IF.
Series về tiểu đường vẫn còn tiếp, các bạn hãy subscibe cho blog của Caulidle và tham gia vào group facebook của bọn mình tại địa chỉ: https://www.facebook.com/groups/ketowithcaulidle/ để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
xoxo,
S&B
Link tham khảo bằng tiếng Anh:
Tác động của dùng Thiamine trong điều trị tiểu đường https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3376872/
B1 và biến chứng tiểu đường: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20107192
B3 và tiểu đường: https://www.nature.com/articles/srep26933
B3 và tiểu đường tuýp 1: http://www.thelancet.com/pdfs/journals/lancet/PIIS0140673604157863.pdf
Hư tổn ti thể và kháng insulin: http://www.endocrineconnections.com/content/4/1/R1.full
Comments