Hiểu đúng về chu kỳ kinh nguyệt và cường Estrogen

Hello, hello các bạn của Caulidle, 

Bài viết đặc biệt dành tặng cho các bạn nữ để chúng mình hiểu đúng về Chu Kỳ và những hormone liên quan, từ đó có thể tự khám lâm sàng cho bản thân từ những triệu chứng mình có kể cả khi ăn hay không ăn KETO & IF.

Cụ thể thì mình sẽ bàn về Estrogen và việc estrogen liên quan thế nào đến chu kỳ (moon) của chị em chúng ta vì mình thấy có rất nhiều hiểu lầm và hiểu sai về estrogen dẫn đến các biện pháp xử lý không chuẩn. Lưu ý là bài này cũng khá là rắc rối vì nhiều giải thích khoa học, cả nhà chịu khó tập trung ha.

HORMONE LÀ GÌ?

Hormone hay nội tiết tố là một chất đóng vai trò liên lạc, được tạo ra và truyền đi trong đường máu. Cơ quan tạo ra hormone là các tuyến (gland). Tế bào (& mô) là nơi tiếp nhận hormone nhờ có các cơ quan tiếp nhận đặc biệt dành riêng cho từng loại hormone. Tế bào nhận thông tin từ hormone để tạo ra một tác dụng gì đó.

Ví dụ, tớ gọi điện nói chuyện với bạn qua điện thoại. Điện thoại chính là cơ quan tiếp nhận, còn hormone chính là thứ ngôn ngữ tớ dùng để nói với bạn. Nếu tớ nói tiếng Việt thì bạn hiểu (có được thông tin) nhưng nói tiếng Tây Ban Nha (một hormone khác) thì bạn không nhận được thông tin.



HORMONE ESTROGEN?

Quay trở lại với estrogen. Estrogen do tuyến tên là buồng trứng tạo ra. Đến tuổi mãn kinh thì tuyến thượng thận thay cho buồng trứng sản sinh estrogen. Estrogen có cơ quan tiếp nhận ở gan, ở tử cung, ở xương, ở não, ở mô ngực, tuyến giáp...và cả buồng trứng nữa.

***Có thể bạn chưa biết: tuyến khác với nội tạng ở chỗ tuyến sản xuất hormone còn nội tạng thì không, chỉ trừ GAN. Gan là nội tạng nhưng có thể sản xuất ra hormone.

Mỗi phụ nữ bình thường có 2 buồng trứng. Hai bên luân phiên nhau theo mỗi tháng (28 ngày) để sản xuất hormone, truyền đi vào máu theo chu kỳ 28 ngày.



Trong chu kỳ 28 ngày này, ở ngày thứ 14, lượng estrogen đạt đỉnh điểm rồi hạ dần. Ngày 14 và khoảng lân cận là lúc rụng trứng, tức là lúc dễ có em bé nhất. Khi estrogen hạ thì một loại hormone nữa cũng do buồng trứng sản xuất mang tên progesterone dần tăng lên và đến ngày thứ 28 là lúc xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt đó lặp đi lặp lại như vậy.

Như vậy, dựa vào thời điểm bạn gặp khó chịu với cơ thể mà có thể suy ra vấn đề nằm ở đâu, loại hormone nào. Ví dụ rất nhiều bạn khoảng 1 tuần trước khi "đến ngày" bị trương bụng lên như là có bầu ấy, bao nhiêu nước là dồn ứ ở đó. Những bạn đó ta hiểu vấn đề nằm ở progesterone hơn là ở estrogen. Ngược lại, nếu khó chịu xảy ra ở khoảng thời gian rụng trứng hoặc trong lúc moon thì ta biết chắc là do estrogen

BIỂU HIỆN CỦA ESTROGEN KHÔNG KHỎE?

Đâu là những dấu hiệu cho thấy estrogen của bạn chưa tốt? Hãy nhìn vào các cơ quan có khả năng tiếp cận estrogen:

- Mô ở ngực: các vấn đề về ngực như là nhạy cảm, dễ bị đau, có các tổ chức, u...
- Tử cung
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Nhu cầu sinh lý (sex drive)
- DNA: sự giải mã và sao mã của các thiết kế di truyền. Estrogen có thể gửi thông tin đến DNA và nói một phần nào đó "phình to", phát triển to lên. Đó cũng là lý do cường estrogen có thể gây ra khối u.
- Hình dáng cơ thể: estrogen đại diện cho sự nữ tính trong hình dáng cơ thể: các đường cong, hông và phần dưới cơ thể to hơn...Chính vì thế phụ nữ có thêm một lớp mỡ bề mặt (superficial fat) mà nam giới không có ở phần phía dưới cơ thể. Đúng hơn là hầu hết nam giới không có chứ vẫn có người có. Bạn nào mỡ tích ở phần dưới, hông rồi đùi thì là do có nhiều estrogen quá.
- Xương
- Sự truyền dẫn tín hiệu = sự minh mẫn của não
- Thận: tỉ lệ giữa kali và natri, từ đó ảnh hưởng đến chất điện giải và tích nước trong cơ thể.

Và vì mỗi tháng chỉ có 1 bên buồng trứng làm việc thôi nên nếu bạn để ý thấy có thể bạn bị đau, mỏi thắt lưng bên phải chẳng hạn, nhưng 1 tuần gì đó nó tự hết thì bạn suy ra được có vẻ buồng trứng bên phải sản xuất nhiều estrogen quá. Hay là bị mụn ở bên nào của mặt cũng thế.

CƯỜNG ESTROGEN

Vấn đề xảy ra phổ biến nhất của buồng trứng là việc sản xuất quá nhiều estrogen và gọi là cường estrogen (estrogen dominance). Nhiều báo ở VN dịch là tăng estrogen nhưng vì có trường hợp cường estrogen không hoàn toàn do tăng estrogen, tớ sẽ nói đến ở dưới đây.

Cường Estrogen có thể gây ra những gì?

1 - Đầu tiên phải kể đến là liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Ra rất nhiều, đau bụng hay mất kinh, không đều, nguyệt san dài ngày. Bất cứ điều gì không bình thường xảy ra trong lúc nguyệt san đều liên quan đến quá nhiều estrogen. Một trong những nguyên nhân gây ra cường estrogen có thể là do giảm progesterone, phần này lát sẽ giải thích kĩ hơn, nhưng thế này...Bởi vì nếu estrogen gây ra mất kinh thì rõ ràng không có gì để cho progesterone được sản xuất ra. Do đó lượng progesterone giảm xuống, khiến cho tỉ lệ giữa estrogen và progesterone lại càng chênh lệch hơn. Estrogen và Progesterone hoạt động giống như bập bênh thế nên bên này hụt đi thì bên kia "tăng lên" về tương đối, y như natri và kali vậy.

2 - Đau đầu
3 - Tích nước, tích dịch trong cơ thể
4 - U xơ (Fibroids)

U xơ - khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung - khi mô bình thường phát triển bên trong lại xuất hiện bên ngoài tử cung gây vô sinh...Lúc trước chúng mình có nói đến DNA, estrogen làm thay đổi vật chất di truyền, khiến mô phát triển và tăng kích cỡ của những thứ khác nhau, do đó cường estrogen chính là một nguyên nhân gây ra u xơ.

5 - U nang (cysts)

U nang có thể xuất hiện ở buồng trứng, buồng trứng đa nang - PCOS hoặc ở ngực...đều do cường estrogen mà ra.

6 - Sỏi mật (gallstone)

Tại sao? Bởi vì estrogen làm cô đặc cholesterol trong túi mật và hình thành nên sỏi mật. Sỏi mật thực chất là sỏi cholesterol và hãy nhớ đến bài phân tích nguyên nhân gần và nguyên nhân gốc, cường estrogen mới là nguyên nhân gốc chứ không phải do cholesterol. Chính vì vậy mà sỏi mật rất hay xuất hiện ở phụ nữ thời kì mang thai hoặc sau khi sinh em bé, do lúc đó cơ thể phụ nữ tự nhiên đã sản sinh ra nhiều hormone estrogen.
Đọc kĩ tại đây Hiểu đúng nguyên nhân để trị

7 - Ung thư

Quá nhiều estrogen có thể kích thích gây ung thư. Cũng vì lý do này mà một trong thuốc chống ung thư (đặc biệt ung thư vú) người ta dùng là tamoxifen - là chất có tác dụng ức chế (cản) cơ quan tiếp nhận estrogen (estrogen receptor) của các mô/tế bào/tổ chức - từ đó giảm rủi ro ung thư.



8 - Tuyến giáp

Cuối cùng, tuyến giáp (thyroid) có thể bị suy giảm chức năng bởi quá nhiều estrogen. Tại sao? Bởi vì tuyến giáp cũng có cơ quan tiếp nhận estrogen (xem trong hình trên). Khi có quá nhiều estrogen, cơ quan tiếp nhận sẽ khóa lại, không tiếp nhận hormone nữa. Khi tuyến giáp không tiếp nhận hormone (estrogen và hormone khác của nó) nữa thì chức năng sẽ suy giảm - đây là khi "suy giáp" là hệ quả thứ cấp của cường estrogen. Hãy nhìn xung quanh, rất nhiều phụ nữ gặp vấn đề với tuyến giáp sau khi sinh con hoặc sau khi bị tiếp xúc nhiều với estrogen.

Câu hỏi đặt ra là: ĐIỀU GÌ THỰC SỰ GÂY RA CƯỜNG ESTROGEN & CÁCH GIẢI QUYẾT
Vì bài này đã hơi dài nên phần này các bạn đọc TẠI ĐÂY nhé.

Đừng quên tham gia vào NHÓM FACEBOOK của bọn mình để giảm béo hiệu quả và có sức khỏe tối ưu nhé.
xoxo
S&B


Comments

Popular posts from this blog

HOA QUẢ nào được ăn trong KETO?

Được uống những gì trong KETO & IF?

4 tuýp béo | TUÝP BUỒNG TRỨNG