ENZYME là gì?

Chào các bạn,

Trong bài này, mình sẽ chia sẻ với các bạn về enzyme, cùng với đó sẽ lý giải rất nhiều hiện tượng chúng ta thắc mắc như: tại sao không nên ăn nhiều đồ chín kĩ, đồ đóng hộp quá; tại sao uống vitamin mà không thấy tác dụng...

Enzyme là gì? 

Enzyme giống như những protein nhỏ - đóng vai trò như những chú ong thợ - chính là những người thực sự động chân động tay, làm việc để duy trì và xây dựng bộ máy cơ thể. Khác với kiến trúc sư hay chủ thầu hoặc nhà đầu tư, enzyme giống như là các bác thợ xây vậy.

CHẶT NHỎ VÀ XÂY DỰNG

Tưởng tượng chúng ta có carb, có protein, có chất béo, có vitamin, khoáng chất...- tất cả những cái này gọi là NGUYÊN LIỆU THÔ và chính enzyme là người vận hành, dùng và điều khiển các nguyên liệu thô này để tạo ra một thứ hữu dụng.

Mỗi khi ta ăn một loại thức ăn nào đó, tuyến tụy lại kích thích sản sinh ra một loại enzyme nhất định để tiêu hóa, để sao cho khi thức ăn xuống đến dạ dày hoặc ruột non thì sẽ có ngay enzyme cần thiết để xử lý nó. Như vậy mỗi loại thức ăn có một enzyme khác nhau phụ trách việc chặt nhỏ, chế biến nó: enzyme cho protein, enzyme cho fat, enzyme cho carb, enzyme tinh bột, enzyme DNA, enzyme collagen...Từ đó, protein được chặt nhỏ thành các axit amin, fat thành fatty acids, carb thành xơ (fiber) và glucose (đường). Sau khi có các viên gạch nhỏ đó rồi thì giờ cơ thể lại cần các enzyme khác để xây thành các mô mới.

Ví dụ: ăn một miếng thịt (protein) vào người thì quy trình là enzyme phải chặt nhỏ miếng thịt ra trước sau đó dùng để thay thế, tạo tế bào mới...


Nhìn vào cấp độ tế bào thì sao? Trong tế bào, chúng ta có DNA chính là bản thiết kế hệ gen gốc - gồm rất nhiều hướng dẫn vận hành, chỉ đạo enzyme này làm gì...DNA ở tâm điểm, lõi của tế bào. Tiếp đó chúng ta có hệ thống máy photo, gọi là RNA. Photo xong, bản photo được dịch/chuyển ngữ và gửi đến các nhà máy siêu nhỏ trong tế bào, một trong số đó là bào quan ribosome (ri bô xôm) - phụ trách việc sinh tổng hợp protein từ amino acid. Enzyme có chức năng gì ở đây? Enzyme là phiên dịch, là người vận chuyển và là người hiệu đính bản in từ máy photo RNA. Với vai trò là người hiệu đính, đọc và sửa bản bông, enzyme sẽ rà soát toàn bộ các mã gen (mã di truyền) và tìm kiếm lỗi sai. Tuyệt vời nhỉ? Nhờ enzyme mà ta có được bản sao hoàn hảo từ gen gốc tạo ra từ hợp tử. Tỉ lệ sai sót trong việc sao chép này là dưới 1 phần một trăm triệu và nếu có sai, enzyme sẽ là người sửa lỗi sai đó. Thế mới biết con người là bộ máy tuyệt đối hoàn chỉnh đến thế nào.

TĂNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Enzyme còn giúp đẩy nhanh tốc độ phản ứng hóa học. Giống như học hóa có phần liên quan đến chất xúc tác thì enzyme chính là như vậy. Nếu không có enzyme, có thể phải mất hàng triệu năm mới xong việc (không nói ngoa), nhưng khi có đúng loại enzyme vào đúng loại phản ứng thì triệu năm có thể rút thành 2 mili giây.

ENZYME CÓ THỂ TỰ TÁI CHẾ

Đây là một điều kỳ thú tiếp theo về enzyme, rằng không phải enzyme có thể bị dùng cạn kiệt qua thời gian mà nó có thể tự tái chế (recycle) được và dùng lại.
Và điều này có thể ít người biết, các loại thuốc (dù là thuốc gây nghiện hay thuốc y tế) và độc dược hoạt động trên cơ chế chặn enzyme, tức là bản thân thuốc là tác nhân gây cản trở hoạt động của enzyme.

ENZYME CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Một, chính là sự thay đổi của độ pH hay tính kiềm/axit của môi trường. Ví dụ như trong dạ dày có một loại enzyme tiêu hóa protein cực kỳ mạnh nhưng chỉ được kích hoạt vào trạng thái hoạt động trong ngưỡng pH từ 1-3 (độ axit rất mạnh). Như vậy nếu dạ dày của chúng ta không đủ axit, không đủ mạnh, nhất là khi càng lớn tuổi, thì enzyme đó không hoạt động hiệu quả, dẫn đến việc không tiêu hóa được protein gây ợ hơi, xì hơi, ăn không tiêu, táo bón, đầy bụng...Toàn bộ các triệu chứng đó đều có thể đến từ 1 việc rất nhỏ là dạ dày không ở độ pH axit cần thiết. Cách giải quyết câu chuyện dạ dày thiếu axit thì các bạn đọc lại trong bài GIẤM TÁO nhé. Ý tựu chung muốn nói ở đây là, để cơ thể được hoạt động trơn tru thì ta phải đảm bảo mỗi cơ quan có độ pH hợp lý của nó, dù là máu hay ruột....

Hai, hormone có thể kích hoạt enzyme. Có một loại enzyme đốt mỡ tên là Hormone Sensitive Lipase (HSL) và nó được kích hoạt bởi sự "thiếu hụt" hormone insulin. Như vậy tức là khi insulin của bạn thấp hoặc vừa phải thì enzyme này hoạt động tốt và đốt mỡ, ngược lại insulin nhiều thì ức chế HSL và không đốt được mỡ.

Thứ ba, enzyme chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Hãy thử vào siêu thị khu đồ hộp. Bạn có biết họ làm gì với những hộp thức ăn đó không? - Tiệt trùng. Tiệt trùng là làm nóng thực phẩm lên, bạn có thể đọc thêm tại Tiệt trùng như thế nào? Không chỉ đồ hộp mà nước hoa quả đóng chai, sữa...Mục đích là kéo dài đát của loại thực phẩm đó và để nó có thể ngồi chễm chệ trên giá vài tháng đến cả năm liền. Thực phẩm hữu cơ, tươi sống thì chắc chắn bị hỏng vì nó có sẵn enzyme trong đó.  Khi nấu đồ ăn lên thì ta sẽ kéo dài tuổi thọ của đồ ăn đó. Có nghĩa là nếu ăn nhiều đồ chế biến sẵn, đồ hộp trong một thời gian dài sẽ làm cạn kiệt nguồn enzyme dự trữ trong cơ thể và sẽ gặp phải nhiều rối loạn thoái hóa.


Nói vậy không có nghĩa là cái gì cũng ăn sống. Một số loại enzyme có thể sống sót ở mức nhiệt cực cao. Chúng thường là các enzyme do vi khuẩn (đường ruột) sinh ra, chịu được nhiệt của DUNG NHAM. Tuyệt vời chưa?

VỀ VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

Mỗi một loại vitamin, mà đúng hơn là phức hợp vitamin trong tự nhiên luôn đi cùng với một loại enzyme của riêng nó. Điều này hiểu thế nào?
Ví dụ vitamin C complex - gồm ascorbic acid, vitamin P (bioflavonoids), vitamin J - chống viêm phổi, vitamin K - chống tắc nghẽn, vón cục, nhưng nó còn có một loại enzyme tên là tyrosinase - tạo thành từ nguyên tố đồng (Cu) - một loại vi khoáng. Nói cách khác tyrosinase là dạng enzyme của nguyên tố đồng, sử dụng trong việc tạo ra collagen. Thế nên vitamin C mới tốt cho collagen, nhưng chỉ khi ở dạng phức hợp chứ không phải chỉ là ascorbic acid. Trái với nhiều người hiểu nhầm, vitamin C có dự trữ trong cơ thể ở tuyến thượng thận.

Vitamin C complex

Từ đây ta có thể hình dung, vitamin không có tác dụng trừ khi có enzyme. Enzyme không hoạt động trừ khi có vi khoáng chất (trace minerals). Vi khoáng chất và vitamin lấy từ đâu? Từ thực vật, từ rau, khi mà cây cối hút và chuyển hóa các chất này từ đất. Cơ thể con người không hấp thụ được khoáng chất từ sỏi, đá, đất mà phải thông qua thực vật. Khi mua vitamin và khoáng chất, nhớ để ý thành phần nhãn mác nhé vì ví như canxi từ calcium carbonate coi như là vô dụng với cơ thể. 

xoxo, 
S&B

Comments

Popular posts from this blog

HOA QUẢ nào được ăn trong KETO?

Được uống những gì trong KETO & IF?

4 tuýp béo | TUÝP BUỒNG TRỨNG