Rối loạn thời kỳ mãn kinh có phải là điều bình thường?

Có một điều mà gần như mọi người đều mặc định và bảo nhau: phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh là bệnh tật bắt đầu kéo đến, bình thường mà, ai chả vậy. Nhưng sự thực lại không phải như thế. Cơ thể là một cỗ máy tuyệt vời. Những rối loạn thời kỳ mãn kinh chỉ xảy ra khi....

Hãy cùng Caulidle tìm hiểu nhé! Trước hết là về cơ chế của "mãn kinh". 

CƠ CHẾ MÃN KINH - rất đơn giản

Bình thường, cơ thể một người phụ nữ giải phóng khoảng 400 trứng mỗi tháng, luân phiên hai bên buồng trứng. Trái, phải rồi trái, phải. Và nói như các mẹ vẫn hay đùa nhau, "khi nào hết trứng thì thôi". Quả đúng là thế, phụ nữ hết trứng khoảng ở tuổi 52. Khi đó, sẽ có một giai đoạn chuyển giao chức năng sang cho một cơ quan dự phòng của buồng trứng - vì cơ quan này sản sinh ra cùng loại hormone với buồng trứng. Rất nhiều người không biết điều này. Cơ quan đó có tên là tuyến thượng thận (adrenal gland), nằm trên 2 quả thận - sẽ tiếp quản khi buồng trứng nghỉ hưu. 

Đó là cơ chế rất bình thường. Mặc dù tuyến thượng thận không sản sinh ra được lượng hormone tương đương với buồng trứng được nhưng cơ thể bản thân lúc đó không cần nhiều đến vậy, vì chúng ta không cần để sinh con, duy trì nòi giống ở tuổi đó nữa. Khi đó lượng hormone do tuyến thượng thận sản xuất ra đủ để người phụ nữ, trừ việc sinh con ra, thì mọi thứ vẫn bình thường - nếu chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh. Bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm hay "hạn hán"...những triệu chứng thời kỳ mãn kinh đó là KHÔNG BÌNH THƯỜNG và KHÔNG NÊN CÓ. 

Vậy điều gì dẫn đến các rối loạn không đáng có đó?

Đó là sự rối loạn "giao tiếp" trong cơ thể. Đầu tiên bạn nên biết, điều khiển sự rụng trứng là một vùng ở trên não có tên Hypothalamus (vùng dưới đồi), nằm sâu bên trong não, có kích thước chỉ nhỏ bằng hạt đậu thôi. Hypothalamus cũng là vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát, nhịp tim...Do đó khi sự giao tiếp giữa Hypothalamus và buồng trứng cũng như tuyến thượng thận bị ngắt quãng hoặc bị sai lệch, các mẹ sẽ gặp rất nhiều triệu chứng liên quan đến những thứ mà Hypothalamus điều khiển - đó là nóng, lạnh, khát, đói, tim đập nhanh.... Sự sai lệch đó xảy ra như thế nào?




Giả sử tuyến thượng thận của chúng ta không được tốt, khi bước vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, Hypothalamus gửi thông điệp (ON) báo phóng noãn, buồng trứng báo thượng thận, thượng thận sản sinh hormone thay cho buồng trứng nhưng thượng thận kém, không sản xuất đủ và không gửi lại được tín hiệu báo (OFF) cho Hypothalamus. Giống như khi các mẹ giục con ăn cơm mà nó thì cứ lờ đi không nghe, các mẹ sẽ làm gì? Các mẹ sẽ phải nói to hơn, to hơn, rồi thậm chí quát lên. Vậy là do tín hiệu không đến nơi, Hypothalamus lại càng truyền đi thông điệp nhiều và mạnh hơn; các mẹ sẽ cảm thấy "bốc hỏa", luồng nhiệt bừng bừng làm cho toát mồ hôi đêm. Và những dấu hiệu này sẽ theo nhịp. Cứ một cơn lại thôi rồi lại đến cơn tiếp theo. 

Điều gì xảy ra khi vòng giao tiếp của các cơ quan bị ngưng trệ?

Các mẹ sẽ bị mỡ bụng. Đột nhiên bụng to lên trông thấy vì mỡ tập trung bám vào nội tạng khi tuyến thượng thận bị quá tải. Tiếp đó là thiếu hụt collagen trầm trọng, bị atrophy teo cơ - cơ yếu, khớp & sụn bị lạo xạo; dẫn đến da bị lỏng, xồ xề. Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, loãng xương, khó ngủ hoặc dễ tỉnh ngủ, giảm khả năng chịu stress nên dễ nổi cáu, căng thẳng mọc lông trên mặt. 



CẦN LÀM GÌ?

Tốt nhất là phòng hơn chống. Hãy bước vào thời kỳ mãn kinh với một tuyến thượng thận khỏe mạnh. Rất nhiều mẹ gặp rối loạn khi mãn kinh đã chọn giải pháp sử dụng Liệu pháp thay thế hormone HRT nhưng vấn đề ở chỗ, đồng ý HRT giảm các triệu chứng trên nhưng tác dụng phụ của nó lại là ung thư, đột quỵ...rất nhiều thứ kinh khủng mà chắc chắn chúng ta không muốn gặp phải. Điều chúng ta cần làm là giải quyết nguyên nhân gốc rễ - tức là hỗ trợ cho tuyến thượng thận - chứ không phải đi giải quyết các triệu chứng. Chỉ tưởng tượng mỗi loại triệu chứng lại phải đi uống một loại thuốc là đã đủ mệt rồi phải không? Các mẹ hãy:

- Ăn keto và thực hành intermittent fasting - đơn giản nhất là không nạp thức ăn vào cơ thể ít nhất 13 tiếng trong ngày. 
- Thực phẩm chức năng hỗ trợ tuyến thượng thận (adrenal)
- ISO flavonoid từ cỏ Clover
- Rong biển với nguồn i-ốt dồi dào, an toàn




Isoflavonoid và i-ốt giúp cân bằng hormone estrogen. Lưu ý i-ốt này là i-ốt tự nhiên, không phải loại trong bột canh i-ốt đâu các mẹ nhé. 

Cách ăn keto xem tại Ăn keto là gì?

Share bài viết này nếu bạn hoặc bạn có cô, dì, mẹ gặp phải các vấn đề trên. Comment nếu các bạn muốn hỏi bất cứ điều gì cũng như nếu muốn Caulidle viết tiếp về series dành cho các mẹ ở tuổi mãn kinh nhé. 


Chúc chúng ta luôn khỏe!
xoxo
S&B

Comments

Popular posts from this blog

HOA QUẢ nào được ăn trong KETO?

Được uống những gì trong KETO & IF?

4 tuýp béo | TUÝP BUỒNG TRỨNG